Triết lý vận hành

Triết lý vận hành

Với hơn 13 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Saigon Technology đã đạt được nhiều thành công nhờ việc ứng dụng hiệu quả các phương pháp như Agile, Scrum, DevOps, Lean và Prototype trong suốt quá trình triển khai dự án và xây dựng phần mềm hoàn chỉnh. Việc liên tục được vinh danh trong danh sách các công ty gia công phần mềm hàng đầu tại Việt Nam không chỉ là khẳng định chất lượng dịch vụ của Saigon Technology, mà còn phản ánh sự đóng góp to lớn của đội ngũ kỹ sư trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng.

methodologies-software-development

Với quy mô hơn 300 kỹ sư phần mềm tại hai chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, chúng tôi linh hoạt triển khai nhiều mô hình làm việc khác nhau, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Trong đó, các phương pháp Agile, Scrum, DevOps, Lean và Prototype là những framework cốt lõi được áp dụng xuyên suốt quy trình phát triển phần mềm tại Saigon Technology.

Để hiểu rõ hơn về từng phương pháp, hãy cùng tham khảo các nội dung sau:

methodologies-agile
Agile
methodologies-scrum
Scrum
methodologies-devops
DevOps
methodologies-lean
Lean
methodologies-prototype
Prototype
Agile

AGILE

Linh hoạt, cộng tác, phản hồi nhanh

Phương pháp Agile giữ vai trò quan trọng trong quy trình phát triển phần mềm, giúp chuyển hóa tầm nhìn và nhu cầu kinh doanh thành các giải pháp phần mềm hiệu quả. Đây là cách tiếp cận mang tính linh hoạt, đề cao tính cộng tác, lập kế hoạch thích ứng, phát triển tiến hóa và phản hồi liên tục.

Tại Saigon Technology, Agile là phương pháp tiêu chuẩn được áp dụng trong hầu hết các dự án dịch vụ, lập trình sản phẩm hoặc thiết kế phần mềm. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến sự tham gia và phản hồi của khách hàng trong toàn bộ quá trình phát triển, từ đó dễ dàng điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết – nhất là trong những giai đoạn tính năng chưa hoàn thiện hoặc yêu cầu thay đổi đột xuất.

Một số nguyên tắc cốt lõi của phương pháp Agile:

Tương tác giữa cá nhân và nhóm
Khuyến khích tính tự tổ chức, tự tạo động lực trong nhóm phát triển; đồng thời thúc đẩy các hình thức tương tác trực tiếp hiệu quả như làm việc chung tại chỗ và lập trình theo cặp.
Trong phương phápAgile, việc viết tài liệu chi tiết không còn là ưu tiên hàng đầu . Thay vào đó, Agile ưu tiên sử dụng phần mềm như một công cụ chính để giao tiếp và ghi nhận yêu cầu từ khách hàng.
Do yêu cầu dự án ban đầu thường chưa đầy đủ, sự tham gia liên tục của khách hàng giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu.
Agile chú trọng vào khả năng phản ứng nhanh trước sự thay đổi và phát triển, thay vì bám sát tài liệu hay kế hoạch cố định.
Scrum

SCRUM

Tôn trọng thứ tự ưu tiên – Khả năng cộng tác cao – Mang tính lặp lại

Scrum là một phương pháp phát triển linh hoạt (Agile) tập trung cụ thể vào việc quản lý công việc của nhóm trong môi trường phát triển phần mềm. Tên gọi Scrum lấy cảm hứng từ môn bóng bầu dục, nhấn mạnh sự đoàn kết và thấu hiểu giữa các thành viên trong nhóm. Trên thực tế, Scrum không phải là một phương pháp, mà là một khung làm việc (framework) được tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả, thúc đẩy năng suất làm việc và khả năng tiếp cận các giải pháp phần mềm.

Scrum là một framework hỗ trợ hoạt động làm việc nhóm. Scrum khuyến khích các thành viên học hỏi lẫn nhau từ kinh nghiệm làm việc, từ những điểm có thể quan sát được, điểm không thể thực hiện,… nhằm nhìn nhận rõ thành công hay thất bại của chính họ, từ đó rút ra bài học giá trị và liên tục cải tiến, như một đội bóng bầu dục mạnh mẽ.

Dù bắt nguồn từ lĩnh vực CNTT, Scrum ngày nay đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác. Một trong những lý do Scrum trở nên phổ biến là vì nó tạo điều kiện cho các nhóm sử dụng Scrum luôn phải gặp mặt, trao đổi thông tin thường xuyên (gần như mỗi ngày), đi kèm theo đó là các công cụ và vai trò rõ ràng để phối hợp làm việc hiệu quả, giúp nhóm dễ dàng cấu trúc và quản lý công việc của mình.

Trong Scrum, một nhóm lý tưởng thường nhỏ (khoảng 7–10 thành viên). Ba vai trò chính và quan trọng trong Scrum bao gồm:

Scrum Master
Giúp nhóm duy trì tinh thần chủ động và tự tổ chức. Khuyến khích các hình thức tương tác hiệu quả như làm việc cùng địa điểm và lập trình cặp đôi.
Đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng và nhóm phát triển. Thay vì phụ thuộc vào tài liệu, chúng tôi sử dụng phần mềm như một công cụ giao tiếp tốt nhất với khách hàng để nắm bắt và làm rõ yêu cầu.
Trong nhiều dự án phần mềm, khách hàng thường chưa thể xác định đầy đủ tất cả yêu cầu ngày từ đầu. Vì vậy, việc họ tham gia liên tục trong quá trình phát triển là yếu tố then chốt để giúp nhóm phát triển hiểu đúng và điều chỉnh kịp thời.
Scrum

DEVOPS

DevOps là một kỹ thuật phát triển phần mềm kết hợp giữa phát triển phần mềm (Dev) và vận hành hệ thống CNTT (Ops) nhằm phối hợp chặt chẽ xuyên suốt vòng đời của dịch vụ – từ giai đoạn thiết kế cho đến vận hành sản phẩm. Đây là một tập hợp các quy trình yêu cầu sự hỗ trợ liên tục, hợp tác chặt chẽ và phát triển đồng bộ giữa các bộ phận, trong suốt vòng đời phát triển của sản phẩm.

DevOps tận dụng tư duy Agile để đạt được khả năng tự động hóa các quy trình vốn trước đây phải thực hiện thủ công, giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh thường xuyên và nâng cao năng suất tổng thể.

Trong quá trình triển khai DevOps, nhiều quy trình và công cụ sẽ được áp dụng đồng thời, tiêu biểu bao gồm:

Trong quá trình triển khai DevOps, nhiều quy trình và công cụ sẽ được áp dụng đồng thời, tiêu biểu bao gồm:

Tích hợp và Triển khai Liên tục (CI/CD) /CD)
Là một tập hợp các phương pháp sử dụng tự động hóa để nâng cao hiệu quả, chất lượng và tốc độ phát triển phần mềm. CI (Continuous Integration) bao gồm việc liên tục cập nhật các thay đổi nhỏ vào mã nguồn, sau đó kiểm thử và tích hợp càng sớm càng tốt.
Pipeline là các công cụ được sử dụng để thực hiện quy trình CI/CD trên nền tảng đám mây. Các công cụ này thường bao gồm các dịch vụ và tài nguyên được lưu trữ trên đám mây, giúp phát triển linh hoạt và hỗ trợ tốt cho các nhóm làm việc từ xa.
Là kiến trúc cloud-native cho phép tăng khả năng mở rộng, tính sẵn sàng và linh hoạt trong phát triển phần mềm. Microservices giúp nhóm phát triển tạo ra các ứng dụng độc lập, dễ thay đổi và nâng cấp, cũng như thiết lập pipeline phù hợp theo từng chức năng riêng biệt.
Đây là kỹ thuật dùng phần mềm và các tệp cấu hình mã hóa để cung cấp, thiết lập và quản lý hạ tầng CNTT một cách tự động. Với IaC, nhiều thao tác quản trị hạ tầng có thể được tự động hóa, giúp triển khai hệ thống trên quy mô lớn mà không cần tăng thêm nhân sự.
lean

LEAN

Giá trị cho khách hàng – Tinh gọn – Tập trung cao độ vào dự án

Lean là phương pháp tinh gọn quy trình, loại bỏ lãng phí và tập trung vào giá trị cốt lõi, từ đó tối ưu hóa nguồn lực của tổ chức để hướng đến một mục tiêu duy nhất: mang lại giá trị tối đa cho khách hàng. Phương pháp này xoay quanh hai nguyên tắc trọng tâm: liên tục cải tiến và tôn trọng con người. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau, Lean về bản chất luôn nhấn mạnh vào một mục tiêu duy nhất: giá trị cuối cùng cho khách hàng.

Mô hình Lean có nguồn gốc từ lĩnh vực sản xuất, nhưng ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau - đặc biệt là phát triển phần mềm. Lean trở nên phổ biến vì giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, giảm lãng phí và tập trung vào giá trị thực sự dành cho khách hàng.

Bên ngoài lĩnh vực sản xuất, phát triển phần mềm là một trong những ngành đầu tiên áp dụng tư duy Lean. Tư duy này cũng là nền tảng hình thành phương pháp Agile – một hình thức phát triển phần mềm tinh gọn, giúp rút ngắn chu kỳ phát triển và tăng tính linh hoạt.

Bên ngoài lĩnh vực sản xuất, phát triển phần mềm là một trong những ngành đầu tiên áp dụng tư duy Lean. Tư duy này cũng là nền tảng hình thành phương pháp Agile – một hình thức phát triển phần mềm tinh gọn, giúp rút ngắn chu kỳ phát triển và tăng tính linh hoạt.

Mọi người đều xứng đáng được tôn trọng

Cải tiến là một quá trình liên tục

Những người trực tiếp cung cấp dịch vụ hoặc tạo ra sản phẩm thường là hiểu rõ vấn đề nhất. Do đó, một công ty vận hành theo Lean luôn lắng nghe ý kiến từ những người gần khách hàng hoặc sản phẩm nhất.

Các khái niệm cơ bản trong phương pháp Lean:

lean-concepts
Xác định giá trị
lean-concepts
Lập bản đồ chuỗi giá trị
lean-concepts
Thiết lập dòng công việc liên tục
lean-concepts
Xây dựng hệ thống kéo
prototype

PROTOTYPE

Cải tiến liên tục – Đổi mới sáng tạo – Quy trình làm việc liền mạch

Prototype là một phương pháp phát triển hệ thống, trong đó một nguyên mẫu được xây dựng, kiểm thử và hiệu chỉnh nếu có lỗi hoặc điểm chưa hoàn chỉnh. Quy trình này sẽ được lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt được kết quả mong muốn, nhằm hiện thực hóa toàn bộ hệ thống. Quá trình “thử nghiệm” – “lỗi” – “chỉnh sửa” được thực hiện liên tục giữa kỹ sư phần mềm và người dùng.

6 bước của mô hình SDLC (vòng đời phát triển hệ thống) trong phương pháp Prototype:

collect-and_analyze
Bước 1:
Thu thập và phân tích yêu cầu

Phân tích yêu cầu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong mô hình nguyên mẫu. Khách hàng cần gì? Họ có yêu cầu đặc biệt nào không?... Các yêu cầu hệ thống sẽ được xác định kỹ lưỡng tại giai đoạn này.

create-quick-design
Bước 2:
Thiết kế nhanh

Một bản thiết kế sơ bộ sẽ được tạo ra nhằm giúp người dùng hình dung nhanh về hệ thống.

create-quick-design
Bước 3:
Tạo nguyên mẫu (Prototype)

Thông tin thu thập được trong quá trình thiết kế nhanh sẽ được dùng để xây dựng nguyên mẫu – tức là phiên bản thử nghiệm đơn giản của hệ thống cần phát triển.

initial-user-rating
Bước 4:
Đánh giá ban đầu từ người dùng

Khách hàng sẽ được trải nghiệm hệ thống mẫu để đánh giá sơ bộ. Phản hồi từ người dùng sẽ giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của nguyên mẫu hiện tại.

fine-tuning-the-prototype
Bước 5:
Tinh chỉnh nguyên mẫu

Giai đoạn này sẽ được lặp lại liên tục cho đến khi đạt được phiên bản hài lòng. Nếu chưa đạt yêu cầu, đội ngũ kỹ sư sẽ cải tiến dựa trên phản hồi của người dùng. Khi người dùng đã hài lòng, nguyên mẫu cuối cùng sẽ được dùng để xây dựng hệ thống thực tế.

implement-and-product-maintenance
Bước 6:
Triển khai và bảo trì sản phẩm

Hệ thống hoàn chỉnh sẽ được kiểm thử toàn diện và triển khai vận hành dựa trên nguyên mẫu cuối cùng. Để hạn chế thời gian chết và phòng tránh sự cố, nhóm kỹ thuật sẽ thực hiện bảo trì định kỳ cho hệ thống.

Saigon Technology – Đối tác phát triển phần mềm đáng tin cậy

Là một trong những công ty gia công phần mềm hàng đầu tại Việt Nam, Saigon Technology cam kết mang đến thành công cho khách hàng thông qua triết lý làm việc: "Thành công của bạn là sứ mệnh của chúng tôi."

software-outsourcing-partner

Với bất kỳ ý tưởng, dự án hoặc sản phẩm phần mềm nào, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá hoàn toàn miễn phí.

Saigon Technology tự hào là công ty phát triển phần mềm Việt Nam nhiều năm liền được VINASA vinh danh với các giải thưởng: Chứng nhận Xuất sắc trong gia công phần mềm, Top 10 công ty gia công phần mềm hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi đã và đang khẳng định vị thế tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Pháp… bằng chất lượng dịch vụ và năng lực kỹ thuật vượt trội.

Bắt đầu hành trình phát triển phần mềm cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi.

Liên hệ chúng tôi ngay.
Contact Message Box
Back2Top